Tìm hiểu nguồn gốc và đặc điểm tập tính rắn mối dương
Ở những vùng quê nước ta, rắn mối dương đã không còn xa lạ. Không chỉ được nuôi lấy thịt, rắn mối dương còn được nhiều người chọn nuôi làm cảnh. Đây là loài rắn mối có kích thước nhỏ, thích hợp tốt với điều kiện, khí hậu Việt Nam. Chúng khá dễ nuôi, dễ chăm sóc. Loài bò sát có vảy này thu hút sự chú ý của nhiều người bởi màu da bên ngoài khá đẹp. Để hiểu hơn về rắn mối dương, mời bạn cùng Bác sĩ nông nghiệp tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm, tập tính của chúng.
1. Nguồn gốc của rắn mối dương
Rắn mối dương là một loại bò sát có vảy. Chúng có tên khoa học là Dasia olivacea. Loài rắn mối này có hình dáng khá giống kỳ nhông nhưng mập mạp hơn. Ở nước ta, rắn mối dương được tìm thấy ở những khu vực vườn nhà, trong các lùm cây, bụi rậm ở các vùng nông thôn. Rắn mối dương có nguồn gốc ở Đông Nam Á. Những nơi xuất hiện loài rắn mối dương nhiều bao gồm Việt Nam, Lào, Myanmar, Thái Lan, Singapore, đảo Borneo, trên đảo Java, Sumatra, các đảo lân cận Indonesia và Ấn Độ. Chúng cũng xuất hiện ở quần đảo Andaman và Nicobar. Hiện nay, ngoài việc nuôi lấy thịt, rắn mối dương còn được nhiều người thích bò sát chuộng nuôi làm cảnh.
Rắn mối dương xuất hiện nhiều ở khu vực Đông Nam Á (Ảnh: Sưu tầm)
2. Đặc điểm hình dáng của rắn mối dương
Rắn mối dương là loài rắn mối có kích thước nhỏ. Kích thước thân tối đa của rắn mối dương trưởng thành khoảng từ 35 - 40cm. Chúng có ngoại hình khá giống kỳ nhông nhưng mập mạp hơn. Bên ngoài chúng có lớp vảy óng ánh đẹp mắt. Rắn mối dương là loài rắn mối có chi nhỏ, cổ ngắn. Rắn mối dương trưởng thành có phần vảy bóng, lưng màu xanh lục, vảy màu đồng hướng về hai bên sườn và 12 dải đốm vươn từ bên này sang bên kia. Đầu rắn mối dương chủ yếu có màu xanh ô liu đậm với các mảng màu đen; mặt dưới của đầu có màu xanh lục đến hơi vàng.
Mặt dưới của rắn mối dương có màu xanh lục nhạt đặc trưng. Rắn mối dương có mõm nhọn, mắt có kích thước trung bình, và các vảy có khía yếu. Đầu màu xanh lục nhạt và có đốm đen. Trên lưng của rắn mối dương con thường có hoa văn với các dải màu đen dày hơn so với màu nâu xen kẽ của cơ thể. Rắn mối dương là một trong những loài rắn mối có màu sắc bên ngoài nổi bật khiến nhiều người yêu thích chuộng nuôi làm thú cưng.
3. Tập tính của rắn mối dương
Rắn mối dương là loài bò sát làm tổ trên mặt đất nhưng sống chủ yếu trên cây. Đây là loài lưỡng cư hoạt động chủ yếu vào ban ngày. Mùa hè, rắn mối thường kiếm ăn có thói quen kiếm ăn từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn. Chúng dành thời gian tránh nắng gắt vào buổi trưa ở các bụi rậm. Vào mùa đông, rắn mối dương chủ yếu trú ngụ trong hang. Chúng chỉ ra ngoài vào thời điểm ấm áp, nhiệt độ cao nhất trong ngày như buổi trưa hoặc ra ngoài vào những ngày nắng ấm. Như một số loài rắn mối khác, rắn mối dương thường lột vỏ vào mùa hè. Thông thường, rắn mối sẽ lột da sau những cơn mưa. Một mùa chúng có thể lột da từ ba đến bốn lần. Sau khi lột da xong, chúng sẽ ăn lại phần da lột của mình.
Rắn mối dương sống chủ yếu trên cây (Ảnh: Sưu tầm)
4. Tập tính sinh sản của rắn mối dương
Rắn mối dương sinh sản vào mùa mưa. Khác với những loại rắn mối khác, rắn mối dương trực tiếp đẻ con chứ không đẻ trứng. Mỗi năm, chúng có thể đẻ từ 2 - 3 lứa tùy con. Rắn mối con trong bụng mẹ thường nằm trong bọc ối. Khi sinh, rắn mối mẹ sẽ sinh ra các bọc ối chứa rắn mối con. Khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài, rắn mối con sẽ tự phá hủy bọc ối và chui ra ngoài. Khi ra ngoài, rắn mối con thường khá yếu. Ban đầu, chúng có thể tự ăn các loại côn trùng nhỏ.
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu những thông tin về rắn mối dương bao gồm nguồn gốc, đặc điểm và tập tính của chúng. Đây là loài rắn mối có thể nuôi lấy thịt hoặc nuôi làm kiểng. Nếu bạn thích loài bò sát này có thể tìm hiểu để nuôi chúng. Đây là một trong những loại rắn mối vô cùng dễ nuôi.
>>> Xem thêm: Mô hình nuôi rắn mối kiếm kiếm từ triệu của thầy giáo thể dục miền Tây
Nếu có thắc mắc hoặcêm muốn tư vấn vui lòng liên hệ: Hotline 02871069698 hoặc Fanpage Bác sĩ Nông nghiệp
- Thông tin tham khảo được Bác sĩ nông nghiệp tổng hợp -
Ý kiến bạn đọc